Market maker là gì? Vai trò và cách hoạt động của họ trong thị trường tài chính

Market maker đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử thị trường tài chính, dù khái niệm và vai trò của họ có thể đã thay đổi theo thời gian. Họ đã trở thành một phần quan trọng của thị trường chứng khoán từ những ngày đầu của Wall Street, và sự phát triển của thị trường tài chính hiện đại đã làm tăng thêm tầm quan trọng của họ.

market maker 
Market maker là gì? Vai trò và cách hoạt động của họ trong thị trường tài chính

 

Với sự phát triển của thị trường tài chính, vai trò của market maker trở nên chuyên nghiệp hơn và được quy định rõ ràng hơn. Họ bắt đầu sử dụng các chiến lược và công nghệ phức tạp để cung cấp thanh khoản.

Market maker là gì?

Market maker (viết tắt là MM) tiếng việt thường gọi là nhà tạo lập thị trường thị trường.

Là một cá nhân hay tổ chức có nguồn vốn và kinh nghiệm lớn, chuyên cung cấp dịch vụ giao dịch và tạo thanh khoản cho thị trường tài chính.

Họ thực hiện điều này bằng cách mua và bán tài sản, chẳng hạn như token, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối và hàng hóa, với giá cả được thiết lập trước.

Điều này làm cho thị trường trở nên thanh khoản hơn, có nghĩa là tài sản có thể được mua và bán dễ dàng hơn.

Bằng cách hợp tác với các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, KuCoin và các sàn giao dịch khác. Các nhà tạo lập thị trường cố gắng giảm chênh lệch giá trên các thị trường có tính thanh khoản cao, mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Vai trò của market maker trong thị trường Crypto

Để hiểu vai trò của một bộ phận, thì chúng ta hãy xem bức tranh tổng quát, giống như muốn hiểu vai trò của bánh xe là gì? thì chúng ta cần xem tổng thể nguyên chiếc xe và cách nó hoạt động.

Bức tranh tổng thể của thị trường crypto  

Đơn vị niêm yết đồng coin: Đây là các công ty hoặc dự án phát hành đồng crypto. Họ tạo ra đồng coin và quyết định niêm yết nó trên các sàn giao dịch. Mục tiêu của họ là tạo ra giá trị cho đồng coin và thu hút nhà đầu tư.

Sàn giao dịch: Đây là nơi mua bán crypto diễn ra. Sàn giao dịch cung cấp nền tảng cho người dùng để mua bán coin, đồng thời duy trì hệ thống sổ lệnh để ghi chép các lệnh mua và bán.

Nhà giao dịch (mua và bán): Đây là những người tham gia vào thị trường, bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Họ mua bán coin dựa trên phân tích thị trường, tin tức, hoặc chiến lược đầu tư của mình.

Market maker: Cung cấp thanh khoản, giảm chênh lệch, và ổn định giá cả.

(bức tranh trên cũng tương tự như các thị trường truyền thống khác)

Trong bức tranh này, market maker đóng vai trò quan trọng như sau:

Tạo thanh khoản: Họ mua và bán coin liên tục, giúp đảm bảo rằng luôn có đủ người mua và người bán trên thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mà không cần chờ đợi lâu.

Giảm chênh lệch giá (spread): Bằng cách đặt lệnh mua và bán gần với giá thị trường, market maker giúp giảm chênh lệch giữa giá mua và giá bán, làm cho thị trường trở nên hiệu quả hơn.

Ổn định thị trường: Trong những thời điểm thị trường biến động mạnh, market maker giúp “làm dịu” những biến động đó bằng cách duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu.

Đối phó với giao dịch lớn: Khi có giao dịch lớn, market maker có thể giúp hấp thụ một phần của giao dịch đó, giảm thiểu tác động tiêu cực đến giá thị trường.

Vậy nếu tôi bán một số lượng lớn crypto thì market maker sẽ mua hết để không làm biến động thị trường? 

Đúng là nếu bạn muốn bán một lượng lớn crypto, và nếu không có đủ người mua trên thị trường, thì có thể market maker không thể mua hết số lượng đó mà không ảnh hưởng đến giá.

Trong thực tế, họ không thể luôn đảm bảo thanh khoản hoàn hảo, đặc biệt trong trường hợp của giao dịch lớn hoặc trong thị trường ít người tham gia.

Trong trường hợp này, thanh khoản hạn chế có thể dẫn đến việc giá cả biến động mạnh khi có giao dịch lớn (một loại tài sản có thanh khoản cao có nghĩa là tài sản ấy đang có rất nhiều người muốn mua và bán cùng một thời điểm).

Nhà sản xuất tạo ra cái phuộc xe là để giảm độ rung của xe khi chạy qua các điểm gồ ghề, mấp mô trên đường, còn nếu bạn có ý lao xe vào hố sâu, hay chạy qua cục đá to thì cái phuộc xe cũng chỉ giúp giảm chấn động chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn chấn động.

Market maker cũng chỉ đóng vai trò làm giảm độ biến động của thị trường nhưng không có nghĩa là có thể triệt tiêu được tất cả các biến động mạnh. Khi mà có quá nhiều người muốn hay hay muốn mua tại một thời điểm.

Market maker đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và hiệu quả của thị trường tài chính. Họ không chỉ giúp tạo ra thanh khoản mà còn giúp giảm chi phí giao dịch và tăng cường sự ổn định của thị trường. Sự vắng mặt của họ có thể dẫn đến một thị trường kém linh hoạt, với chi phí giao dịch cao và rủi ro lớn hơn cho tất cả các nhà đầu tư.

Cách thức hoạt động của market maker

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một quán cà phê nhộn nhịp. Quán cà phê này không chỉ là nơi mọi người đến để uống cà phê, mà còn là nơi họ mua và bán cà phê cho nhau.

Chủ quán (market maker):

Chủ quán cà phê, hay market maker, luôn sẵn sàng mua cà phê từ những người muốn bán và bán cà phê cho những người muốn mua.

Anh ta đặt ra một quy tắc đơn giản. Mua với giá thấp và bán với giá cao hơn một chút. Sự chênh lệch nhỏ này, một khoản lợi nhuận khiêm tốn cho anh ta, nhưng quan trọng hơn, nó giữ cho dòng chảy cà phê không bao giờ ngừng nghỉ.

Anh ta luôn niêm yết hai giá: giá mua (thấp hơn) giá bán cà phê cho chủ tiệm và giá bán (cao hơn) giá mua cà phê từ chủ tiệm. Ví dụ, anh ta mua cà phê với giá 2 đô la và bán với giá 2.2 đô la.

cách hoạt động của market maker

Tạo thanh khoản:

Bất cứ khi nào ai đó muốn bán cà phê ngay lập tức, họ có thể bán cho chủ quán với giá 2 đô la.

Ngược lại, nếu ai đó muốn mua cà phê ngay, họ có thể mua từ chủ quán với giá 2.2 đô la.

Điều này đảm bảo rằng luôn có cà phê sẵn có để mua hoặc bán, đó chính là “thanh khoản”.

Giảm thời gian chờ đợi và chênh lệch giá: 

Khách hàng không cần phải tìm kiếm người mua hoặc bán cà phê phù hợp với nhu cầu của họ, giảm thời gian chờ đợi.

Chênh lệch giữa giá mua và bán (20 cent) là lợi nhuận của chủ quán, nhưng cũng giúp giữ giá cà phê ổn định.

Ổn định giá cà phê: 

Nếu mọi người đột nhiên muốn bán rất nhiều cà phê, chủ quán sẽ mua lại chúng, giúp ngăn chặn giá cà phê giảm quá nhanh.

Ngược lại, nếu có nhiều người muốn mua, chủ quán sẽ bán cà phê từ kho hàng của mình, giúp ngăn chặn giá tăng vọt.

Điều này có nghĩa là chủ quán cà phê phải có một số lượng vốn lớn nhất định để sẵn sàng mua hay bán cà phê ngay lập tức, và chịu rủi ro giá sập mạnh khi đang lưu trữ khá nhiều cà phê trong kho của mình?

Để hoạt động hiệu quả, chủ quán cà phê (tức market maker) cần có một lượng vốn lớn. Điều này cho phép anh ta mua cà phê từ những người muốn bán và bán cho những người muốn mua mà khách hàng không cần phải chờ đợi.

Chủ quán cần phải sẵn sàng thực hiện giao dịch ngay lập tức, bất kể là mua hay bán, để đảm bảo rằng thị trường cà phê luôn có thanh khoản.

Chủ quán cà phê chịu rủi ro từ việc giá cà phê có thể giảm mạnh, đặc biệt nếu anh ta đang lưu trữ một lượng lớn cà phê. Nếu giá cà phê giảm, giá trị của kho hàng anh ta giảm theo.

Để giảm thiểu rủi ro này, anh ta cần phải thông minh trong việc quản lý kho hàng và có chiến lược để đối phó với biến động giá.

Trong thị trường tài chính, các công ty cung cấp dịch vụ market maker luôn có các phương pháp để phòng ngừa rủi ro, một số cách có thể được biết đến như:

Market maker sử dụng các hệ thống giao dịch tự động, được lập trình bởi các thuật toán phức tạp.

Các hệ thống này có thể phân tích dữ liệu thị trường, xu hướng giá, và các chỉ số kỹ thuật một cách nhanh chóng và chính xác.

Nhờ vào công nghệ, họ có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường, điều chỉnh lệnh mua và bán của họ một cách tức thì để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong hoạt động của market maker. Họ sử dụng một loạt các công cụ và chiến lược, từ công nghệ và thuật toán tự động đến các phương pháp quản lý danh mục đầu tư truyền thống, để đảm bảo rằng họ có thể duy trì hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thị trường.

Nhờ vậy, họ không chỉ giúp tạo ra thanh khoản mà còn bảo vệ chính mình khỏi những biến động không lường trước được của thị trường.

Công việc của market maker là giúp tạo thanh khoản và tính hiệu quả cho thị trường tài chính và chịu nhiều rủi ro cũng như cần rất nhiều sự đầu tư về công nghệ để thực hiện, vậy thì họ nhận lại được gì?

Nhà tạo lập thị trường kiếm tiền như thế nào?

Chênh lệch giá mua và bán (Spread)

Spread: Đây là khoản chênh lệch giữa giá mua (bid) và giá bán (ask) mà market maker đặt ra. Họ mua tài sản với giá thấp (bid) và bán với giá cao hơn (ask).

bid và ask

bid là giá người mua sẵn sàng mua, và ask là giá người bán sẵn sàng bán. Càng nhiều người tham gia mua bán thì khoảng cách (spread) giữa bid và ask gần nhau hơn.

Ví dụ: Nếu market maker mua cổ phiếu với giá 100 USD và bán chúng với giá 101 USD, họ kiếm được 1 USD cho mỗi cổ phiếu giao dịch.

Phí giao dịch 

Trên một số sàn giao dịch, market maker có thể nhận được ưu đãi về phí giao dịch do họ cung cấp thanh khoản cho thị trường.

Trong một số trường hợp, market maker cũng có thể nhận một phần của phí giao dịch mà sàn thu từ người dùng.

Chiến lược giao dịch

Market maker có thể kiếm lợi nhuận từ việc tận dụng sự chênh lệch giá (arbitrage) của cùng một tài sản trên các sàn giao dịch khác nhau hoặc giữa các phân khúc thị trường khác nhau.

Họ cũng có thể sử dụng các chiến lược giao dịch phức tạp, như giao dịch tần suất cao (HFT), để tận dụng những biến động nhỏ trong giá cả.

Market maker trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Market maker trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hoạt động một chút khác so với trên các sàn giao dịch tập trung (CEX). Trong DEX, thay vì có các cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò truyền thống của Market Maker, chúng ta thường thấy hệ thống tự động hóa được gọi là “automated market makers” (AMM).

Thay vì sử dụng sổ lệnh truyền thống, AMM dựa vào các “pool” thanh khoản. Những pool này chứa cặp tài sản, ví dụ như ETH và DAI.

Người dùng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản bằng cách gửi tài sản của họ vào các pool này. Họ nhận được phần thưởng từ phí giao dịch dựa trên tỷ lệ tài sản họ cung cấp.

Giá cả trong AMM không được xác định bởi lệnh mua và bán, mà bởi một công thức toán học dựa trên tỷ lệ của các tài sản trong pool.

Hãy tưởng tượng một cái bể bơi, nơi một bên chứa ETH và bên kia chứa DAI. Khi một người muốn mua ETH bằng DAI, họ sẽ thêm DAI vào bên này của bể và lấy ETH từ bên kia. Giá của ETH tăng lên hoặc xuống dựa trên lượng DAI và ETH trong bể.

Tại sao khi đầu tư thua lỗ, lại thường đổ lỗi cho nhà tạo tập thị trường, cá voi, cá mập?

Khi đầu tư vào thị trường tài chính, đặc biệt là trong thị trường biến động như crypto, không ít lần đứng trước những thua lỗ không mong muốn.

Những lúc như vậy, có một xu hướng khá phổ biến, đổ lỗi cho nhà tạo lập thị trường, đổ lỗi cho cá voi, cá mập làm giá và khiến họ bị mất tiền, tại sao điều này lại xảy ra?

Cảm xúc con người 

Khi gặp thua lỗ, bản năng tự nhiên của con người là tìm kiếm một “lý do khách quan bên ngoài” để cố gắng giải thích cho sự thất bại của mình.

Hiểu lầm về vai trò của market maker

Vai trò thực sự market maker là cung cấp thanh khoản cho thị trường, giúp đảm bảo rằng các lệnh mua và bán có thể được thực hiện một cách mượt mà và ổn định cho thị trường. Họ không có mục đích vào thị trường để “làm giá” và gây hại cho nhà đầu tư.

Một số người cho rằng market maker luôn kiếm lợi nhuận, bất kể tình hình thị trường.

Nhưng thực tế market maker cũng là một công ty cung cấp dịch vụ và cũng đối mặt với rủi ro và có thể gặp thua lỗ, đặc biệt trong những thị trường biến động mạnh.

Một số người tin rằng market maker có khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường.

Thị trường được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả cung và cầu từ hàng triệu nhà đầu tư. Market maker chỉ là một phần trong hệ thống phức tạp này.

Quan niệm về “cá mập” và “cá voi”

Trong thị trường tài chính, “cá mập” và “cá voi” thường được dùng để chỉ những nhà đầu tư lớn có khả năng ảnh hưởng đến giá cả thị trường thông qua các giao dịch lớn.

Mặc dù những nhà đầu tư lớn này có thể tạo ra biến động giá nhất thời, không phải lúc nào họ cũng “làm giá” để gây thua lỗ cho nhà đầu tư nhỏ. Thị trường được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố, và không phải chỉ bởi một nhóm nhà đầu tư.

Những hiểu lầm này thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động của thị trường tài chính và vai trò của market maker.

Trong khi market maker đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tính thanh khoản và ổn định thị trường, họ không phải là “kẻ xấu” và không kiểm soát được thị trường. Hiểu đúng về vai trò của họ sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan và sáng suốt hơn khi tham gia vào thị trường tài chính.

Mỗi nhà đầu tư cần chấp nhận trách nhiệm cho quyết định đầu tư của mình, thay vì tìm kiếm nguyên nhân bên ngoài.

Đổ lỗi cho market maker hoặc “cá voi” cho mọi thua lỗ không chỉ là không chính xác mà còn làm giảm khả năng của nhà đầu tư trong việc học hỏi và phát triển kỹ năng đầu tư của mình.

Kết luận

Market maker, hay nhà tạo lập thị trường, đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định và hiệu quả của thị trường tài chính. Họ là những người giữ cho “bộ máy” thị trường hoạt động trơn tru. Đảm bảo rằng luôn có đủ thanh khoản để các giao dịch có thể diễn ra mà không bị gián đoạn. Bằng cách cung cấp lệnh mua và bán liên tục. Market maker giúp giảm chênh lệch giá mua và bán (spread), làm cho thị trường trở nên hấp dẫn và tiếp cận được với mọi nhà đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *