Bitcoin là một trong những đồng tiền mã hoá phổ biến nhất và được nhiều người tìm đến như một loại tài sản đầu tư. Đồng tiền này có thể được coi là viên gạch nền đầu tiên cho thị trường tiền mã hóa. Vậy Bitcoin là gì? Ai là người sáng tạo lên đồng tiền này?
Bitcoin là gì?
Bitcoin (BTC) là tiền mã hóa được phát triển và phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào ngày 01/03/2009 bởi Satoshi Nakamoto – người (hoặc tổ chức) này đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Đây là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt những nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của thị trường giao dịch tiền số (crypto).
Bitcoin hiện đang được giao dịch trực tiếp trên môi trường internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian ngân hàng, tổ chức, công ty môi giới,…) nào.
Thay vào đó, nó được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền số tập trung và phi tập trung. Theo Coinmarketcap, tính tới hết quý 1/2023, có 307 sàn giao dịch đang hoạt động.
Có thể bạn chưa biết, bên cạnh đơn vị lớn nhất là BTC, Bitcoin còn có 1 đơn vị tính toán chia nhỏ khác là Satoshi (ký hiện là sts) – theo tên người tạo ra Bitcoin.
Hiện nay, ta có 1 BTC = 100.000.000 Satoshi hay 1 Satoshi = 0.00000001 BTC.
Những đặc tính khác biệt của Bitcoin
BTC hoạt động dựa trên 5 yếu tố quan trọng:
Mạng phi tập trung
Đây là thuật ngữ trái ngược với mạng tập trung, thay vì dữ liệu tập trung lại một nơi thì dữ liệu của mạng phi tập trung được phân tán ở khắp mọi nơi trên mạng internet.
Ví dụ: Google là một mạng tập trung, mọi dữ liệu của Google đều được lưu trữ tại một máy chủ chính. Khi máy chủ này bị sập, bạn sẽ không thể tìm thấy những dữ liệu của Google trên mạng internet.
Đối với mạng phi tập trung như Bitcoin, dữ liệu của BTC có mặt ở khắp mọi nơi do nhiều cá nhân, tổ chức sở hữu (Nodes). Đồng nghĩa Bitcoin sẽ không bao giờ ngoại tuyến trừ khi tất cả các máy chủ sở hữu dữ liệu bị sập hàng loạt.
Độ minh bạch
Bitcoin được vận hành trong một hệ thống mạng ngang hàng (hệ thống phi tập trung), tức là mỗi nhân tố đơn lẻ trong hệ thống đều có quyền như nhau.
Thêm vào đó, bằng việc ứng dụng công nghệ Blockchain cho việc lưu trữ và ứng dụng thông tin, tất cả các giao dịch đều được ghi chép vào một danh sách lưu trữ trên tất cả máy tính của các thành viên.
Cũng do đó, một giao dịch một khi đã được thực hiện sẽ không thể bị thay đổi thông tin, bởi người thực hiện sẽ cần thay đổi thông tin trên tất cả máy tình thành viên.
Giao dịch tốc độ cao
Bitcoin thường được giao dịch với tốc độ tương đối nhanh so với nhiều hình thức thanh toán truyền thống.
Thời gian xác nhận của một giao dịch Bitcoin có thể dao động từ vài phút đến vài giờ, tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phí giao dịch: Người dùng có thể chọn tự quyết định mức phí giao dịch. Tuỳ thuộc vào sàn giao dịch, mà người dùng sử dụng mà mức phí có thể khác nhau. Thông thường, các sàn lớn và có tốc độ cao sẽ có mức phí cao hơn. Khi mạng Bitcoin có nhiều giao dịch đang chờ xử lý, giao dịch có mức phí thấp có thể mất thời gian lâu hơn để được xác nhận.
- Lưu lượng giao dịch: Tùy thuộc vào khối lượng giao dịch mà lệnh của người dùng có thể được khớp nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào mức giá, thứ tự lệnh và độ ưu tiên của lệnh.
- Kích thước của giao dịch: Giao dịch Bitcoin có kích thước khác nhau, dựa vào số lượng mua hay bán. Giao dịch lớn hơn có thể mất thời gian lâu hơn để được xử lý do chúng cần nhiều dữ liệu hơn để xác nhận.
- Yêu cầu bảo mật bổ sung: Nếu bạn sử dụng các biện pháp bảo mật bổ sung như giao dịch multi-signature hoặc gửi tiền từ ví lạnh (cold wallet), thời gian xác nhận có thể mất nhiều thời gian hơn.
Mang tính bảo mật cao
Trong chiến tranh, các tin nhắn vô tuyến được biến đổi thành những dạng mật mã để tránh bị rò rỉ thông tin.
Tương tự điều này, Bitcoin sử dụng Blockchain để chuyển đổi các dữ giao dịch thành các mật mã. Điều này đảm bảo tính bảo mật cho BTC một cách hoàn hảo.
Cung và cầu
Khi nguồn cung bị giới hạn và nguồn cầu vẫn lớn, giá cả của hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao. BTC sử dụng nguyên lý này để thu hút những nhà đầu tư, đầu cơ để tạo thanh khoản cho thị trường Bitcoin.
Theo như kế hoạch của nhà tạo lập, nguồn cung tối đa của đồng Bitcoin là 21 triệu BTC. Tính đến tháng 4 năm 2022, đã có hơn 19 triệu đồng BTC được khai thác, tức chỉ còn 2 triệu BTC để các thợ đào khai thác.
Hiện tại, lượng Bitcoin thu về cho mỗi khối dữ liệu được khai thác là 6.25 BTC. Cứ sau 210,000 khối, lượng BTC thu được sẽ giảm đi một nửa, điều này tác động đến tốc độ đào coin giảm dần. Theo các chuyên gia, phải mất đến 120 năm để đào hết 2 triệu BTC còn lại.
Cơ chế hoạt động của Bitcoin
Bitcoin dựa trên công nghệ Blockchain. Blockchain được ví như một cuốn sổ cái điện tử lưu trữ tất cả giao dịch trên mạng, nhưng không tiết lộ thông tin cá nhân.
Khi người tham gia thực hiện giao dịch, các máy tính xác minh giao dịch. Nếu không có dấu hiệu gian lận, giao dịch được thêm vào cuốn sổ cái, chứng tỏ việc chuyển tiền thành công.
Bitcoin dùng để làm gì?
BTC được tạo ra nhằm mục đích cắt bỏ các thành phần trung gian trong giao dịch, điển hình như ngân hàng. Khi chuyển tiền, người chuyển phải thông qua ngân hàng và mất một khoảng phí.
Tuy nhiên, khi giao dịch bằng BTC, cả bên chuyển và nhận sẽ không phải chi bất cứ khoản chi phí nào.
Một lý do khác, Bitcoin được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề ngân hàng nắm giữ thông tin giao dịch của khách hàng. Trong thập niên vừa qua, không ít ngân hàng trên thế giới bị hacker “làm phiền”, và BTC được sinh ra để giải quyết vấn đề này.
Hiện nay, các tổ chức cho phép khách hàng giao dịch bằng Bitcoin ngày càng nhiều. Trong đó có những tập đoàn lớn như: Microsoft, Dell,… Trong năm 2016, trên thế giới đã có hơn 800 máy ATM hỗ trợ rút tiền bằng đồng Bitcoin và con số này vẫn đang tăng.
Tạo ra Bitcoin như thế nào?
Quá trình cung ứng của Bitcoin được diễn ra hoàn toàn tự động. Tất cả mạng máy tính tham gia vào cơ chế PoW đều có vai trò là một đội ngũ thợ đào (nodes) và giúp mạng lưới duy trì hoạt động. Có 2 hình thức đào Bitcoin phổ biến hiện nay:
- Cloud mining (Sử dụng công nghệ đám mây): Những thợ đào sẽ đăng ký mua hợp đồng đào Coin của bên trung gian (Nơi thiết lập và duy trì dàn đào Coin). Tuy nhiên, chi phí cho các hợp đồng là khá cao, người đào nên tìm hiểu và chọn lựa đơn vị uy tín.
- HardWare mining (Khai thác bằng phần cứng): Trái ngược với sử dụng công nghệ đám mây của bên trung gian, thợ đào phải sắm sửa những trang thiết bị cần thiết để đào Coin. Những thiết bị này là: Máy đào, hệ thống mạng, cơ sở vật chất,…
Với HardWare, người đào có thể chủ động trong việc thay đổi khối lượng, mục tiêu và sản lượng đào. Tuy nhiên, thợ đào cần kiểm soát những chi phí để duy trì hệ thống đào như: Tiền điện, bảo trì, tiền mặt bằng, và các chi phí phát sinh.
“Đào” Bitcoin như thế nào?
“Đào” hay khai thác Bitcoin là quá trình sử dụng sức mạnh của máy tính để giải các câu đố toán học phức tạp (bằng chứng công việc PoW) để nhận được phần thưởng là Bitcoin.
Các bài toán này có tác dụng xác minh các giao dịch Bitcoin và bổ sung chúng vào Blockchain.
Hiện nay, có hai cách chính để đào Bitcoin đang được sử dụng .
Sử dụng máy tính cá nhân khai thác Bitcoin
Đây là cách đào Bitcoin đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất nhưng mức độ hiệu quả lại vô cùng kém.
Thông thường, máy tính cá nhân sẽ được tối ưu hiệu suất bằng cách sử dụng cấu hình mạnh mẽ gồm CPU (chip xử lý), GPU (card đồ họa) và RAM (bộ nhớ).
Đào Bitcoin bằng máy đào chuyên dụng
Máy đào chuyên dụng được thiết kế để đào Bitcoin một cách hiệu quả. Chúng có thể giải các bài toán phức tạp nhanh hơn nhiều so với máy tính cá nhân. Tuy nhiên, máy đào chuyên dụng cũng tốn kém hơn nhiều so với sử dụng máy tính cá nhân..
Dù bạn chọn phương pháp đào Bitcoin nào, bạn cũng cần lưu ý rằng đây là một hoạt động tốn điện năng. Do đó, bạn cần cân nhắc chi phí điện năng trước khi bắt đầu đào Bitcoin.
Lợi ích mà Bitcoin đem lại
Bitcoin mang lại nhiều lợi ích, tới mức mà nhiều người còn gọi là “đồng tiền tương lai”, trong đó có:
- Không có trong PCI: Khi sử dụng và giao dịch Bitcoin, người dùng không phải tuân theo các quy chuẩn của PCI. Điều này cho phép bạn có thể tham gia vào những thị trường không có thẻ tín dụng hoặc có rủi ro lừa đảo cao.
- Tốc độ giao dịch nhanh: Bitcoin cho phép giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không cần trung gian. Điều này có nghĩa là người dùng có thể hạ thấp phí giao dịch, nhiều cơ hội mở rộng thị trường và giảm tải chi phí vận hành.
- Phí giao dịch thấp: So với nhiều hình thức thanh toán truyền thống và các dịch vụ chuyển tiền quốc tế, phí giao dịch Bitcoin thường thấp hơn, nhờ việc có thể giao dịch trực tiếp giữa bên gửi và bên nhận giữa các quốc gia, mà không mất thuế phí trung chuyển. Điều này cũng áp dụng trong quá trình đầu tư khi giao dịch Bitcoin trên các sàn crypto đều yêu cầu phí thấp hơn so với các tài sản truyền thống.
Bitcoin có thể mang đến những bất lợi gì?
- Biến động giá cả: Giá Bitcoin có thể biến động mạnh trong thời gian ngắn, đây là một rủi ro lớn đối với người đầu tư. Có thể bạn kiếm được lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể mất một phần lớn hoặc toàn bộ số tiền của mình.
- Rủi ro bảo mật: Bitcoin đòi hỏi sự quản lý bảo mật cao. Mất mật khẩu ví hoặc bị hack có thể dẫn đến mất Bitcoin.
- Rủi ro pháp lý và quy định: Một số quốc gia có quy định và hạn chế đối với việc sử dụng và giao dịch Bitcoin. Tại Việt Nam, giao dịch và sử dụng Bitcoin được coi là thanh toán không hợp pháp. Điều này có thể tạo ra rủi ro pháp lý cho người dùng và đầu tư.
- Khả năng mất hết đầu tư: Bitcoin là một tài sản rất biến động và không được bảo đảm bởi bất kỳ tổ chức nào. Điều này có nghĩa là có nguy cơ bạn có thể mất toàn bộ số tiền bạn đầu tư.
Liệu Bitcoin có phải là “Bong bóng kinh tế”?
Theo Robert Shiller – một nhà kinh tế học nổi tiếng và người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2013 – đã đề xuất các tiêu chuẩn quan trọng để xác định các bong bóng kinh tế.
Các yếu tố mà ông liệt kê được coi là những dấu hiệu tiềm năng của việc hình thành bong bóng kinh tế.
Khi áp dụng các tiêu chuẩn này vào Bitcoin, nhận thấy rằng nó có những biểu hiện tương tự với những yếu tố mà ông đã liệt kê:
- Đợt tăng giá mạnh: Bitcoin đã trải qua nhiều giai đoạn tăng giá vượt bậc, thường được gắn kết với sự quan tâm tăng cao từ cộng đồng đầu tư.
- Độ hưng phấn của công chúng: Sự quan tâm lớn đối với Bitcoin thường đi kèm với sự hưng phấn và niềm tin về tiềm năng tăng trưởng phi thường.
- Độ phủ của truyền thông: Truyền thông thường đặc biệt quan tâm đến Bitcoin trong các giai đoạn tăng giá mạnh, tạo nên sự lan truyền rộng rãi.
- Câu chuyện làm giàu và thành công: Các câu chuyện về những người đã trở nên giàu có vì đầu tư vào Bitcoin đã tạo ra sự hứng thú và mong muốn tham gia từ phía công chúng.
Tuy nhiên, việc đánh giá một tài sản là có bong bóng hay không có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố. Mặc dù Bitcoin đã trải qua các giai đoạn tăng giá mạnh và rơi vào một số chu kỳ giảm giá lớn, không phải ai cũng đồng tình rằng nó là một bong bóng và đã từng “vỡ”. Tình hình và đánh giá về Bitcoin có thể thay đổi theo thời gian và phản ánh sự phức tạp của các yếu tố kinh tế, công nghệ và tâm lý học trong thị trường tiền điện tử.
Có thể mua Bitcoin ở đâu?
Mua Bitcoin ở các sàn giao dịch
Hiện nay, hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử đều có hỗ trợ giao dịch BTC như sàn phi tập trung và sàn tập trung, ngoài ra còn có sàn OTC.
- Sàn phi tập trung (DEX): Để có thể giao dịch trên sàn DEX thì bạn cần có ví phi tập trung (Non-custodial) và sàn sẽ không giữ tài sản của bạn khi giao dịch. Một vài cái tên nổi bật của sàn DEX như: Pancakeswap, Uniswap, Curve,…
- Sàn tập trung (CEX): Giao dịch trên sàn DEX sẽ yêu cầu người dùng đăng ký và xác minh KYC tài khoản rồi chuyển tiền lên sàn mua BTC. Các sàn CEX nổi tiếng có: Huobi, OKX, Bybit, Binance,….
Mua BTC qua Bitcoin ATM
Bitcoin ATM là một loại máy internet giúp trao đổi Bitcoin và tiền mặt. Lúc này, để giao dịch, bạn cần phải xuất trình thông tin liên quan theo yêu cầu của nhà cung cấp.
Khác với các ATM truyền thống, Bitcoin ATM sẽ không kết nối thẻ ATM và bạn có thể trao đổi Bitcoin và tiền mặt trực tiếp.
Những lưu ý khi tham gia đầu tư Bitcoin và tiền ảo
Rủi ro đến từ thị trường
Đối với đầu tư, đầu cơ, người tham gia có thể x100, thậm chí là x1.000 lần tài khoản với Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác. Tuy nhiên, biên độ dao động là rất lớn, số tiền vốn của họ có thể bị giảm mạnh.
Ví dụ 1: Hãy nhìn vào lịch sử biến động giá “điên rồ” của Bitcoin dưới đây để có thể hiểu về độ rủi ro mà đồng tiền này mang lại:
- Thời điểm tháng 01/2016 – 02/2017: 400 – 1000 USD/BTC
- Tháng 12/2017: Lập đỉnh 17.000 USD/BTC
- Tháng 08/2018: Về đáy chu kỳ 3.400 USD/BTC
- Tháng 04/2021: Lập đỉnh 63.000 USD/BTC
- Tháng 07/2021: Giảm về 31.000 USD/BTC
- Tháng 11/2021: Lập đỉnh ATH 67.000 USD/BTC
- Tháng 01/2023: Trượt về mốc 16.000 USD/BTC
- Tháng 08/2023: Chạm mức 26.040 USB/BTC
Ví dụ 2: Đồng Luna với mức giá đỉnh hơn 100 USD được xem là một trong những đồng Crypto uy tín nhất đã sập mạnh xuống chỉ còn vỏn vẹn 0,00009 USD mỗi đồng.
Rủi ro đến từ vấn đề bảo mật
Chính vì tính bảo mật của Bitcoin nên nếu không được bảo mật đúng cách, nhà đầu tư hoàn toàn có thể đối mặt với việc mất toàn bộ tài sản.
Để hạn chế vấn đề này, người dùng nên sử dụng ví lạnh hoặc các sàn uy tín để lưu trữ dài hạn.
Rủi ro về mặt pháp lý
Những hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền thông qua tiền ảo vẫn đang hoành hành và chưa có phương án giải quyết. Vì thế, đầu tư Bitcoin nói riêng và các thị trường tiền ảo, Crypto nói chung vẫn chưa được nhiều quốc gia công nhận, trong đó có Việt Nam.
Với những lý do trên, bạn hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn kênh đầu để có thể xây dựng nguồn thu nhập thụ động bền vững.
Bitcoin và các loại hình tiền ảo được tạo ra với mục đích rút gọn quá trình và tiết kiệm chi phí cho các giao dịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thử thách cho loại tài sản số này phát triển và chạm đến công chúng một cách minh bạch và rõ ràng.